Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Vận đơn là gì ? Vận đơn có bao nhiêu loại? và tác dụng của cá loại vận đơn ?

Trong xuất nhập khẩu thì khâu vận chuyển hàng hóa chính là khâu tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa, không làm thay đổi bản chất, tính chất và cấu tạo của hàng hóa. Vận tải hàng hóa cũng góp phần làm tăng thêm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình của nó. Vận chuyển đóng một vài trò quan trọng về tính quyết định thời gian, chất lượng và giá thành. Trong vận chuyển thì chứng từ nào cũng quan trọng, nhưng có một chứng từ chúng ta không thể nào sơ xuất được và đó chính là Vận đơn  (Bill of landing).

Vận Đơn là gì ?

Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không hay vận đơn đường sắt,...) là một chứng từ do người vận tải, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Chức năng vận đơn: 

Là bằng chứng xác nhận hợp đồng đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác nhận quan hệ pháp lý giữa người chủ vận tải và người chủ cửa hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã được ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Tác dụng của vận đơn:

Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

Làm chứng từ để mua bán, cầm cố, chuyển nhượng hàng hóa.

Làm căn cứ để xác nhận sồ lượng hàng hóa mà người bán gửi cho người mua, dựa vào đó họ có thể thống kê, ghi sổ và thực hiện hợp đồng.

Nội dung của vận đơn thường chú ý đến những điểm sau đây:

-Tên và địa chỉ người vận tải, Những chỉ dẫn khác theo yêu cầu.

-Cảng xếp hàng,

-Càng dỡ hàng,

-Tên và địa chỉ người gửi hàng,

-Tên và địa chỉ người nhận hàng ( rất quan trọng )

-Đại lý, bên thông báo chỉ định,

-Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

-Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

-Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

-Sổ bản gốc vận đơn,

-Chữ ký của người vận tải ( hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng, hoặc đại lý),

Cơ sở pháp lý của vận đơn:

Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển,

Phân loại vận đơn:

1/ Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn 
 
-Vận đơn đích danh (Straight bill of lading)

-Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading)

Ví dụ: công ty SONY bán hàng cho công ty SAO MAI, công ty SONY là người gửi, công ty SAO MAI là người nhận.
*/ Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi
Ở mục: “Consignee” người ta có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of SONY” hoặc nếu chỉ ghi “to the order” thì cũng phải hiểu đó là theo lệnh người gửi. Với vận đơn này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của công ty SONY. Ký hậu như thế nào là đúng???
*/ Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận
*/ Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)

-Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)

2/ Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn 

-Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

-Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

3/ Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:  

-Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading) 

-Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

4/ Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:  

-Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

-Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

-Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

-Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

5/ Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức 

6/ Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …


 

 



Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu

  
1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
- Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
- Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:
4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh: 
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh  đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.
4.2  Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis.
a. Cơ quan hải quan
a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:
- Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”;
- Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”
- Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA
a.2  Sử dụng nghiệp vụ CKO để
- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);
- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan).
a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEA để:
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;
- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ  tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
b. Người khai hải quan:
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; 
-  Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm  thực tế hàng hoá;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
c. Hệ thống:
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
· Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
· Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
 5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
6. Những điểm cần lưu ý:
(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.
(2) Trị giá tính thuế:
- Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.
- Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động  phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.
- Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng.
(3) Tỷ giá tính thuế:
Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:
- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;
- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai  IDC (được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai.
(4) Thuế suất:
- Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất.
- Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC.
- Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.
(5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:
- Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.
- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.
- Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.
(6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:
- Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng.
- Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
(7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…)
Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.
(8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận đơn/hóa đơn)
Aố vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.
Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
(9) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau
Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế (ví dụ: người khai làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ và dầu thô thì phải khai trên 02 tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày; mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 35 ngày).

Vận tải quốc tế là gì ?

Thế nào là vận tải quốc tế ? đây là khái niệm đang hot hiện nay khi mà nhu cầu giao nhận hàng giữa Việt Nam và quốc tế đang gia tăng. Vậy vận tải quốc tế là gì ? mời các bạn cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.

Vận tải quốc tế là gì ?

Hiện nay hầu hết mọi xí nghiệp, công ty và những người kinh doanh nhỏ lẻ đều có mối liên hệ làm ăn hoặc giao dịch với thị trường trong khu vực hoặc toàn cầu. Đó chính là tiền đề tạo ra sự ra đời cho vận tải quốc tế.

Vận tải quốc tế là  một phần không thể nào thiếu trong quá trình kinh doanh quốc tế là một phần vô cùng quan trọng của quá trình lưu thông hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và từ thị trường này qua thị trường khác.

Thế giao nhận quốc tế là gì? Giao nhận quốc tế chính là hình thức vận chuyển hàng hóa theo các tuyến quốc tế bằng các hình thức vận tải khác nhau. Nhưng chủ yếu là bằng hình thức vận tải bằng đường biển và đường hàng không.

Dịch vụ giao nhận quốc tế chính là hình thức kinh doanh giao nhận quốc tế. Ngoài ra, những công ty làm về hình thức giao nhận quốc tế còn phải tuân thủ theo các điều khoản về thương mại quốc tế (Incoterms), ngoài ra còn có  những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…

Thế nào là cước vận tải quốc tế ?

Cước vận tải quốc tế là chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty thực hiện Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, có thể trả trước hoặc trả qua ngân hàng. Vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0% với các điều kiện như:

– Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa… giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại với các hình thức vận chuyển đúng với quy định của pháp luật. Hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa. Đối  với trường hợp vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé.
– Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.

Nếu không đủ điều kiện hưởng thuế suất 0% thì phải tính thuế theo thuế suất 10%.

 

 




việc làm và lương của nhân viên logistics

Hiện nay các bạn sinh viên đã và đang theo học ngành logistics nhưng vẫn đang băn khoan về những công việc mà mình có thể làm trong ngành thì có thể tham khảo qua bài viết dưới đây:

Ngành logistics có những vị trí sau:

Nhân viên xuất nhập khẩu:

Đây là một vị trí tổng hợp. Thường những công ty có quy mô vừa và nhỏ thì một nhân viên xuất nhập khẩu phải làm hết những công việc sau:
  1. Liên lạc và đàm phán, thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, ký kết với nhà cung cấp hoặc là khách hàng.
  2. Hoàn  thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận hàng hoặc là các thủ tục thanh toán.
  3. Quản lý và theo dõi các hợp đồng, khi nào nhập hàng và khi nào xuất hàng.
  4. Lên đầy đủ kế hoạch vận chuyển hàng
  5. Liên hệ các hãng tàu hoặc forwarder để đặt booking hoặc làm các dịch vụ
  6. Liên hệ nhà xe để làm kế hoạch trucking cho lô hàng
  7. Ngoài ra còn phải liên lạc với ngân hàng để mở L/c  
Với những công ty nhỏ thì thường có dịch vụ bên ngoài làm hoặc họ giao cho một công ty forwarder tin tưởng. Mức lương khởi điểm cho nhân viên xuất nhập khẩu là 5.000.000 VnĐ

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu 

Đây là vị trí thường được các công ty trading về các mặt hàng như gạo, cafe, cao su cho đối tác nước ngoài tuyển. Với vị trí này yêu cầu các bạn phải biết ngoại ngữ. Các bạn Việt nam làm ở Vị trí này thường lên bán trên càng sàn thương mại điện tử như alibaba rất nhiều.
Nhiều công ty rất ưu tiên cho các nhân viên sale vì đây là bộ phận mang lại lợi nhuận cho công ty, do đó những vấn đề liên quan đến mua bán như là book cước tàu được giao cho nhân viên kinh doanh làm luôn. Vị trí này phải ch8am sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài lương thì bạn còn nhận thêm cả hoa hồng khi bán được hàng.     

Nhân viên phòng chứng từ hàng xuất và hàng nhập tại các công ty forwarder và hãng tàu

Vị trí này được tuyển dụng khá nhiều, công việc chính là làm chứng từ hàng xuất và hàng nhập như là làm hóa đơn tàu, làm giấy thông báo hàng đến.. Vị trí này thích hợp cho những bạn thích ngồi văn phòng và công việc không quá áp lực. Tuy nhiên đây là công việc lặp đi lặp lại một số công đoạn và số liệu cũng khá nhiều do đó công việc này phù hợp với các bạn nữ hơn vì nó đòi cả tính cẩn thận. 

 Nhân viên chuyên làm thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu

Đây là vị trí mà các bạn nam hay làm vì công việc yêu cầu bạn phải liên tục chạy và thường xuống cảng làm việc với hải quan. Ngoài kinh nghiệm ra thì cũng yêu cầu ab5n có các mối quan hệ tốt vì công việc này hay gặp những vấn đề với lô hàng khó thông quan và làm việc với cơ quan nhà nước.

Ngoài ra đây các bạn cũng phải thường xuyên làm việc với khách hàng, tư vấn chăm sóc khách về thủ tục hành chính nhất là vấn đề miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, hối chiếu... Ngoài ra bạn cần cẩn thận vì thủ tục, giấy tờ lại khá nhiều. Kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ trước khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ.

Nhân viên quản lý và điều hành hoạt động vận tải

Vị trí này được tuyển dụng nhiều ở các hãng tàu, công việc của chủ yếu ở hàng tàu để điều phối, duyệt lệnh cấp container. Với công việc này bạn có thể phải làm ca khuya. Tuy nhi6en công việc này lại mang lại mức thu thập có thể gọi là khá và xứng đáng với sức lao động của bạn.

Vị trí này bạn sẽ sắp xếp lịch trình của tàu, dự báo ngày tàu chạy, tàu cập, thực hiện đưa hàng lên tàu hoặc cắt hàng khi tàu đã đầy hàng để bảo đảm an toàn cho tàu.



 

 
 

                                                                                                                                                                      




Định nghĩa về logistics ? Logistics là gì ?

Logicstics là gì ?

Ở Việt Nam thì logistics được hiểu là một trong những ngành  "dịch vụ hậu cần". Logistics còn được hiểu là quá trình lên kế hoạch, chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, kiểm soát các luồng di chuyển của hàng hóa từ đầu vào và đầu ra, từ điểm xuất phát cho đến điểm tiêu thụ. Ở Việt nam logistics không có thuật ngữ tương đương. Nên ở Việt Nam chúng ta sử dụng từ "logistics" như là một từ đã được Việt Hóa.

Lịch sử về logistics

logistics bắt nguồn từ cuộc chiến tranh cổ đại giữa Đế chế La Mã và người Hy Lạp. Vào lúc đó những chiến binh có chức danh "logistikas" có nhiệm vụ là chu cấp và phân phối nhu yếu phẩm, đảm bảo cho quân đội hành quân an toàn từ bản doanh đến một đia điểm khác. Công việc "hậu cận" của họ vô cùng quan trọng mang lại ý nghĩa sống còn cho toàn bộ cuộc chiến, Khi mà hay phe luôn tìm mọi cách để tiêu diệt nguồn lương thực của đối phương và phá hoại từ bên trong. Và nhờ quá trình đó mà sau này hình thành nên ngành logistics.

Trong đệ nhị thế chiến, vai trò quan trọng của logistics càng được khẳng định khi mà đội quân hậu cần của phe Đồng Minh phát huy vai trò hiệu quả hơn phe phát xít. Bằng những phương thức tối ưu phe Đồng Minh đã nhiều lần chiếm ưu thế hơn phe Phát xít. Trong thời gian đó có nhiều ứng dụng về logistics đã được phát minh ra và ứng dụng cho đến ngày nay, mặc dù có thay đổi chút it để phù hợp với sự phát triển của thế giới.

logistics trong luật Việt Nam 

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Định nghĩa mang tính học thuật về logistics 

Hiện có khá nhiều định nghĩa về "logistics".Nhưng theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Công ty TNHH Mậu dịch Toàn cầu (MC0) tăng 0,3% vào ngày 10 tháng 11

Cổ phiếu của Global Logistics Properties Ltd (SGX: MC0) giao dịch lần cuối ở mức 3.33, tương đương 0.3%, tương đương 0.01 mỗi cổ phiếu, với KLGD 3.11 triệu cổ phiếu. Sau khi mở phiên giao dịch tại mức 3,32, cổ phiếu của Global Logistic Properties Ltd được giao dịch trong một phạm vi gần. Global Logistics Properties Ltd hiện đang có tổng số cổ phiếu lưu hành là 4,70 tỷ cổ phiếu và trung bình mỗi ngày giao dịch 11,18 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu có mức thấp trong 52 tuần là 1.98 và cao 3.34.

SGX: Giàn khoan trao đổi lớn của Châu Á

Gần 17 năm trước, SGX đã được hình thành từ sự kết hợp của hai sàn giao dịch chứng khoán Singapore, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và Trung tâm Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore, tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán rộng lớn hơn sau đó trở thành một trong những SE) Sự trao đổi hàng đầu của châu Á. Global Logistic Properties Ltd là một phần của hoạt động kinh doanh SE.

Giống như bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào khác, SGX có tất cả các loại tài sản- cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh, trái phiếu phái sinh, quỹ giao dịch (ETFs) và nhiều loại khác. SGX được sở hữu và điều hành bởi Singapore Exchange Limited, cũng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Nó là một thành phần của hai chỉ số, chỉ số MSCI Singapore Free Index và chỉ số Strait Times Index (STI). Nhóm thứ hai theo dõi hoạt động của 30 công ty niêm yết trên SGX với mức vốn hóa thị trường lớn nhất hàng quý. Nó thu hút những người mới đến Global Logistic Properties Ltd.


Giao dịch trước khi thị trường trên SGX bắt đầu lúc 8:30 sáng và kết thúc lúc 8:59 sáng, làm lu mờ giao dịch thông thường bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5:00 tối Phiên thường lệ có thể được kéo dài đến 5:05 chiều, chính thức đóng cửa lúc 5:06 chiều.

Các công ty SGX

Tính đến tháng 1 năm 2009, có gần 770 công ty niêm yết trên SGX. Các công ty trong nước chiếm gần 60% trong số này, trong khi các công ty quốc tế chiếm khoảng 40%. Hơn 90 trong số này có vốn hóa thị trường ít nhất là 1 tỷ đô la hiện nay. Khi thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều công ty quốc tế tỏ ý quan tâm tới việc giao dịch trên SGX.

Ba công ty hàng đầu của SGX về hiệu suất hoạt động trong năm năm qua bao gồm Công ty TNHH Công nghiệp Nước giải khát Thái Lan (SGX: Y92), Công ty TNHH Comfortdelgro (SGX: C52) và SATS Ltd (SGX: S58). Theo các nhà phân tích, công ty khác là Global Logistic Properties Ltd. Trong thời gian đó, Thái Lan Beverage đã thu được 216%; Comfortdelgro đã có sự trở lại của 123%; và SATS đã có sự trở lại của 119%.

SGX: Sự phản ánh của quản trị doanh nghiệp xuất sắc

Trong bảng xếp hạng mới nhất của các thị trường châu Á về quản trị doanh nghiệp xuất bản bởi CG Watch, Singapore đã giành vị trí đầu bảng với 67 điểm, tăng 3 điểm so với bảng xếp hạng trước đó. Nó đã đánh bại Hong Kong, chỉ mới giành được 65 điểm trong năm nay và 10 quốc gia khác.

Quản trị doanh nghiệp xuất sắc là điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Với nó, các nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư dài hạn và các công ty rất tự tin vào thị trường.


Quản trị công ty, không cần phải nói, trực tiếp và gián tiếp liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể làm cho đáng kể hoặc phá vỡ nền kinh tế của một quốc gia. Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI lớn là chìa khóa cho sự phát triển của nền kinh tế Đông Nam Á khi nó cố gắng giữ được thị trường lớn hơn như Mỹ, Anh, và châu Âu.


Với SGX là một trong những sàn giao dịch chứng khoán hấp dẫn nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc nền kinh tế của khu vực có thể liên tục làm cho nền kinh tế toàn cầu trở nên phổ biến. Một trong những ví dụ của điều này là Global Logistic Properties Ltd


Những thông tin đáng chú ý gần đây nhất về Bản tin hậu cần của Global Logistics (SGX: MC0) được xuất bản bởi: Seekingalpha.com đã phát hành: "Các thuộc tính lưu thông toàn cầu có thể ra đi sớm" vào ngày 26 tháng 6 năm 2017, còn Wsj.com với bài viết của họ: "Global Logistic Properties để mua cơ sở vật chất ở 4 quốc gia châu Âu "được công bố vào ngày 02 tháng 10 năm 2017, Seekingalpha.com xuất bản:" Mingi Mei "Giám đốc điều hành của Global Logistics (GBTZF) về kết quả kinh doanh Q1 2018 - Thu nhập ..." vào ngày 8 tháng 8 năm 2017. Thêm tin tức thú vị về Global Logistic Properties Ltd (SGX: MC0) được phát hành bởi: Wsj.com và bài viết của họ: "Các thuộc tính lôgíc toàn cầu Gets Bids as Sale process bắt đầu" được công bố vào ngày 03 tháng 2 năm 2017 cũng như bài báo của Wsj.com có ​​tiêu đề "Global Thuộc tính hậu cần tìm kiếm người mua "với ngày xuất bản: ngày 05 Tháng Một năm 2017.


Global Logistics là một công ty đầu tư Singapore đang nắm giữ. Công ty có mức vốn hóa thị trường là 16,13 tỷ USD. Công ty tham gia vào việc cung cấp các cơ sở phân phối và dịch vụ. Nó có tỷ lệ P / E 16.31. Công ty sở hữu, quản lý và phát triển các cơ sở logistics.

Mahindra Logistics tìm kiếm cách tăng vốn thêm 128 triệu USD từ Ấn Độ

Việc bán cổ phiếu là đợt IPO đầu tiên từ một công ty nhóm Mahindra kể từ năm 2009.

Tập đoàn Mahindra của Ấn Độ đang bán cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh hậu cần của mình thông qua đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm tăng 8,29 tỷ rupee (128 triệu USD), đánh dấu đợt bán cổ phần đầu tiên của nhóm này trong hơn tám năm.


Tập đoàn bán cổ phần lần cuối năm 2009 thông qua việc IPO của công ty kinh doanh du lịch Mahindra Holidays Resorts India đang tìm cách thâm nhập vào thị trường chính của Ấn Độ đang bùng nổ trong bối cảnh sự bùng nổ của các công ty bảo hiểm và các công ty nhà nước.


Theo dữ liệu của Thomson Reuters, Ấn Độ đã phát hành 6 đợt IPO trong chín tháng đầu năm nay với sự trợ giúp của một thị trường chứng khoán đang chạm mức cao kỷ lục sau sự gia tăng dòng vốn từ các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ.


Các công ty lớn khác của Mahindra bao gồm Mahindra và Mahindra, nhà sản xuất xe thể thao lớn nhất Ấn Độ và Tech Mahindra, nhà xuất khẩu phần mềm lớn thứ năm của Ấn Độ.


IPO sẽ xem Mahindra Group, Normandy Holdings, và công ty cổ phần tư nhân Kedaara Capital cùng với 19.33 triệu cổ phần, hoặc 27% cổ phần, trong lĩnh vực hậu cần cung cấp các giải pháp kho bãi, phân phối và vận chuyển.


Phiếu mua hàng sẽ được mở để đăng ký trong ba ngày bắt đầu từ Thứ ba, Mahindra cho biết trong một tuyên bố. Băng giá của đợt IPO được đặt ở 425 rupee lên 429 rupee một cổ phiếu, trị giá khoảng 30,52 tỷ rupi.


Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, Mahindra Logistics báo cáo tăng 28% lợi nhuận ròng, trong khi doanh thu tăng 29%, công ty cho biết trong một quy định nộp đơn. Khoảng 54% doanh thu của công ty đến từ các khách hàng của Tập đoàn Mahindra.


"Chúng tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để chúng tôi công khai", Pirojshaw Sarkari, giám đốc điều hành của Mahindra Logistics, nói với NewsRise. "Có rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực hậu cần và điều này tạo cho họ một con đường để tham gia vào những gì mà tất cả chúng ta tin tưởng là ngành của tương lai."


IPO đến vào thời điểm thị trường logistics của Ấn Độ đang bùng nổ, nhờ vào việc áp dụng Thuế Hàng hóa và Dịch vụ mới trên toàn quốc và ngành công nghiệp thương mại điện tử thịnh vượng. Motilal Oswal dự đoán rằng ngành công nghiệp logistics của bên thứ ba sẽ tăng trưởng ở mức trung bình 40% đến 50% trong vài năm tới.


"Hệ thống thuế đầu tiên ở Ấn Độ đã mất niềm tin  cho sự nổi lên của một ngành công nghiệp hậu cần hiệu quả", môi giới cho hay vào đầu tuần này. "Việc thực hiện GST đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào hậu cần của bên thứ ba để cải thiện hiệu quả và giảm chi phí hậu cần tổng thể."

FM phát triển dịch vụ hậu cần ở Việt Nam

 3PL FM Logistic đã ký hợp đồng 5000 m2 về mặt hậu cần với Việt Nam.

Cơ sở cách Hà Nội 20 km, sẽ hỗ trợ hoạt động phân phối của khách hàng Auchan dài hạn tại miền Bắc Việt Nam nơi có siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Giám đốc hoạt động tại Châu Á Stéphane Descarpentries nói với The Loadstar FM Logistic có tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 3 năm.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi là phát triển nhanh chóng với giải pháp của chúng tôi về các nền tảng khách hàng đa dạng", ông nói. "Chúng tôi thực sự mang lại hiệu quả cho khách hàng thông qua việc kết hợp các nguồn nhân lực, kho hàng và công suất xe tải."

Vào năm 2019, FM Logistic sẽ mở thêm 50.000 mét vuông tại Hà Nội để phục vụ cho 7 khách hàng cuối cùng, và tại thành phố Hồ Chí Minh, một kho hàng thuê được lên kế hoạch cho năm 2018, với kế hoạch mua lại đất để mở ra tương tự nhưng sở hữu , cơ sở khách hàng đa dạng gần khu đô thị phía Nam.

Các hoạt động sẽ bao gồm các dịch vụ kho bãi, vận chuyển và dịch vụ giá trị gia tăng cho các khách hàng FMCG, bao gồm cả các giao dịch B2B và B2C đa kênh. Giao nhận vận tải sẽ được cung cấp thông qua các đối tác.

Việt Nam được coi là một thị trường dài hạn đầy hứa hẹn bởi FM do gia đình sở hữu, bây giờ là năm thứ 51 của nó. Nó có hơn 23.000 nhân viên tại 13 quốc gia và doanh thu đạt 1,1 tỷ Euro vào năm tài chính 2017, tăng 4,2% so với năm trước.

"Chúng tôi có một tinh thần kinh doanh. Vì vậy chiến lược của chúng tôi là xây dựng bản thân chúng ta ở những quốc gia đầy hứa hẹn, như chúng ta đã làm cách đây hơn 20 năm tại Ba Lan và Nga ", ông Descarpentries nói.

"Việt Nam có hơn 90 triệu người và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á. Đô thị hóa, phát triển bán lẻ và thương mại điện tử sẽ đẩy nhanh tính chuyên nghiệp của logistics. "

Việc di chuyển vào Việt Nam sau khi mở rộng sang Trung Quốc, và gần đây nhất là Ấn Độ. FM Logistic đã hoạt động tại Trung Quốc từ năm 2005 và đã phát triển hữu cơ đến năm kho hàng đa khách hàng phục vụ các nhà bán lẻ và các thương hiệu như Auchan, Carrefour, Unilever và Décathlon.

Nó đã được nhập vào Ấn Độ năm ngoái với việc mua lại Spear Logistics.

"Sự hội nhập đã thành công, và bây giờ, sau khi GST cải cách thuế hàng hóa và dịch vụ, chúng tôi đang mở các kho hàng đa khách hàng gần các thành phố lớn nhất như Delhi và Mumbai", ông Descarpentries nói.

Tại Việt Nam, ông tin rằng thiếu nhiều những kho bãi lớn và hiện đai.

"Đó là lý do tại sao, ngoài mối quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư bất động sản, chúng tôi sẽ đầu tư vào các tòa nhà của riêng mình, bắt đầu với cơ sở 50.000m2 tại Hà Nội."

Với mong muốn thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, FM Logistic dự kiến ​​sẽ phát triển một mạng lưới vận tải quốc gia thông qua các đối tác địa phương, đảm bảo các kho hàng có thể hoàn thành các giao hàng B2C cuối cùng.

Ông Descarpentries nói rằng mặc dù quản lý vận tải sẽ được thuê ngoài, nhưng đầu tư vào công nghệ xanh như xe tải điện để cung cấp nội thành là một ưu tiên.

"Ở một vài thành phố, như Paris, Rome, Madrid và Milan, chúng tôi đang phát triển phương tiện giao thông xanh - xe điện hoặc xe hybrid để chuyển hàng đến các cửa hàng nhỏ hoặc khách hàng cuối cùng bên trong trung tâm thành phố.

Ông nói: "Chúng tôi muốn thiết lập một giải pháp phân bố đô thị xanh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để thực hiện việc giao hàng tại các trung tâm thành phố mà không gây ô nhiễm nhiều hơn.

Malaysia và Alibaba ra mắt trung tâm hậu cần

SEPANG - Malaysia và nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Alibaba hôm thứ 6 (3/11) đã đưa ra một trung tâm hậu cần khu vực dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thủ tướng Malaixia Najib Razak cho biết, "Chúng tôi muốn xác định lại thương mại toàn cầu ... Tôi mong muốn sự tái sinh của con đường tơ lụa mới", cùng với người sáng lập Alibaba, Jack Ma, cho biết.

"Với DFTZ, các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng cách số để bán và mua đồ. Họ cũng có thể mua toàn cầu và bán toàn cầu ", ông Mã nói trong bài phát biểu của mình.

Giai đoạn đầu tiên của DFTZ là một kho lưu trữ gần sân bay quốc tế Kuala Lumpur để được điều hành bởi chuyển phát nhanh quốc gia, POS Malaysia. Cảng hàng hóa cũ đã được chuyển đổi thành một nhà kho đầy đủ với các cơ sở phân loại, xếp kệ và pick-pack để triển khai các phương tiện dẫn đường tự động.

Cơ sở ban đầu sẽ phục vụ Lazada, trung tâm bán lẻ trực tuyến lớn nhất trong khu vực. Alibaba nắm giữ 83% cổ phần của Lazada sau khi bơm thêm 2 tỷ đô la Mỹ vào các dự án đầu tư tại Singapore.

Datuk Seri Najib và ông Mã, người đã được làm cố vấn kinh tế kỹ thuật số cho chính phủ Malaysia vào tháng 11 năm 2016, cũng đã tổ chức lễ động thổ cho giai đoạn hai của khu vực, một cơ sở mới 24ha được cùng nhau phát triển bởi Malaysia Airports Holdings Berhad và Cainiao Network, Alibaba's hậu cần cánh tay. Cơ sở này sẽ chỉ bắt đầu hoạt động vào năm 2020.

Cả hai cơ sở hy vọng sẽ giảm một nửa thời gian giải phóng mặt bằng và thời gian xử lý hàng hóa đến ba giờ.

DFTZ đã được các quan chức Malaysia và Alibaba mời chào như một nền tảng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là ở châu Á, vào thị trường trực tuyến. Alibaba đã thiết lập một trung tâm tương tự tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Vào thời điểm ra mắt, Alibaba đã có mặt tại trung tâm thương mại điện tử của mình để giúp các doanh nghiệp Malaysia trong lĩnh vực thương mại điện tử, hậu cần và điện toán đám mây, cũng như xuất khẩu hàng hoá.

Ông Najib cũng thông báo vào thứ 6 rằng Alibaba sẽ quảng bá sản phẩm của Malaysia trong một chương trình quảng bá trực tuyến đặc biệt "Malaysia tuần" vào năm tới. Ông nói: "Điều này có nghĩa là trong một tuần lễ trong một năm mọi người sẽ nghe thấy nhiều sản phẩm, thực phẩm và văn hoá của Malaysia.

Trả lời câu hỏi về kế hoạch của Alibaba trong khu vực sau DFTZ của Malaysia, ông Ma nói: "Chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ... Tiếp theo là điện toán đám mây cho các doanh nghiệp nhỏ. Thứ ba là các khóa đào tạo cho thanh thiếu niên học kinh doanh ".

Sự ra mắt hôm thứ Sáu đánh dấu bước tiếp theo của cả Malaysia và kế hoạch của Alibaba về một trung tâm hậu cần khu vực trong nước, lần đầu tiên được thiết lập trong các biên bản ghi nhớ giữa các bên trong tháng 3.

Hội nghị hậu cần thương mại điện tử

Hội nghị hậu cần hàng năm của hội nghị quốc tế năm nay sẽ làm sáng tỏ về thương mại điện tử ở Châu Á cũng như Sáng kiến ​​đường và vành đai của Trung Quốc với các diễn giả từ nhóm Kerry, Hutchison Port Holdings, DHL, COSCO, Yamato Global Logistics Japan, Lazada, McKinsey và nhiều cảng chính quyền.Hội nghị Hàng hải và Hàng hải Châu Á lần thứ 7 (ALMC) sẽ được tổ chức vào ngày 23-24 / 11 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông (HKCEC). Hội nghị hai ngày do Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Chính phủ của lãnh thổ cùng phối hợp tổ chức.

ALMC năm nay sẽ chú ý đến ba chủ đề: Sáng kiến ​​Vành đai và đường bộ, thương mại điện tử và hậu cần thông minh. Sự kiện dự kiến ​​sẽ thu hút khoảng 2000 chuyên gia ngành công nghiệp từ khoảng 20 quốc gia và khu vực tham gia và tìm hiểu các cơ hội kinh doanh.

Stephen Liang từ HKTDC cho biết, khi Sáng kiến ​​về Vành đai và Đường bộ được chuyển từ tầm nhìn sang hành động, và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hậu cần đang đẩy nhanh sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có một nhu cầu rất lớn cho dịch vụ hậu cần và dịch vụ vận chuyển biển hiệu quả Châu Á.

Ông lưu ý: "Là sự kiện lớn nhất tại Châu Á, Hội nghị Hàng hải và Hội nghị Hàng hải Châu Á cố gắng cung cấp nền tảng lý tưởng cho ngành công nghiệp này để tìm hiểu về sự phát triển mới nhất và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

Triển lãm năm nay sẽ giới thiệu hơn 120 nhà triển lãm giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng, hậu cần, hàng hải và các dịch vụ liên quan.

Khu vực "Hỗ trợ Thương mại Điện tử và Ứng dụng Công nghệ" sẽ xuất hiện với một loạt các bộ công cụ cơ bản - chẳng hạn như quản lý tài liệu và các công cụ Thương mại điện tử bao gồm bảo mật Internet và hệ thống theo dõi thời gian thực, cung cấp các dịch vụ và giải pháp chuyên nghiệp và toàn diện. Nhà tổ chức sẽ sắp xếp hơn 140 buổi họp kết hợp kinh doanh một để giúp các nhà triển lãm và những người tham gia thúc đẩy hợp tác kinh doanh mới trong suốt sự kiện.

Khoảng 70 chuyên gia ngành công nghiệp và các nhà sản xuất lớn sẽ nói chuyện tại ALMC, bao gồm Bộ trưởng Giao thông vận tải Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith, Chủ tịch của Fung Group Victor K Fung, Chủ tịch Kerry Globalink Siddique Khan và phóng viên The Benedictor South China Ben Bland.

Hai phiên họp toàn thể sẽ có tiêu đề "Dây và Đường: Công cụ tăng trưởng Lái xe kỷ nguyên mới cho thương mại toàn cầu" và "Cung cấp trật tự thế giới mới cho mua sắm trực tuyến". Điều này sẽ xem xét triển vọng và thách thức đối với ngành công nghiệp này trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của tuyến thương mại đường biển và đường hàng không châu Âu-châu Á, thị trường ASEAN và vận tải hàng hóa đường sắt.

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Aramex mở rộng Logistics thương mại điện tử vượt ra khỏi Trung Đông

Aramex là một công ty vận chuyển và hậu cần của United Arab Emirates được ra mắt vào năm 1982. Nó đã thành công trong việc phục vụ các thị trường địa lý mà các nhà cung cấp khác bỏ qua. Mặc dù phạm vi tiếp cận của Aramex đã được củng cố bằng việc mua lại, nhưng mạng lưới toàn cầu của nó được hỗ trợ phần lớn bởi quan hệ đối tác với các công ty vận tải và vận tải khác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, công ty đang mở rộng dấu chân quốc tế của mình thông qua việc mua lại ở châu Phi và Đông Nam Á.

Aramex được giao dịch công khai trên thị trường tài chính Dubai. Nó sử dụng 18.000 người trong 567 địa điểm ở 69 quốc gia và có một mạng lưới liên minh bao gồm 40 công ty chuyển phát nhanh độc lập trên toàn thế giới.


Mặc dù nguồn gốc của Aramex trong lĩnh vực vận chuyển và vận chuyển hàng hóa, thương mại điện tử hiện là động lực chính cho sự tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh hậu cần và vận chuyển nhanh của Aramex. Aramex cũng hỗ trợ khởi nghiệp thương mại điện tử và các doanh nghiệp được thành lập với dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển cũng như lưu trữ sản phẩm và thực hiện đơn đặt hàng. Thông qua quan hệ đối tác, Aramex có thể cung cấp nền tảng bán lẻ trực tuyến và bảo trì trang web. Aramex hỗ trợ ba nền tảng: Magento, Shopify và OpenCart.


Trở thành một công ty kỹ thuật số là một động thái khá gần đây cho Aramex, phản ánh sự chấp nhận chậm hơn của Trung Đông trên Internet.


Tuy nhiên C.E.O. Hussein Hachem coi đây là điều cần thiết. Trong một cuộc phỏng vấn tháng 9 với nhà xuất bản ấn phẩm trực tuyến Trung Đông, Hachem nói, "Thật khó để nói với ai đó rằng mọi thứ đã được thực hiện trong 30 năm qua là rất tốt, nhưng nó không đủ tốt cho mười hoặc mười lăm năm tới. Điều đó nếu chúng ta không thay đổi ngay bây giờ, chúng ta sẽ không phải trải qua cơn bão này. "Anh đang khám phá một mô hình kinh doanh, trong đó mọi người có thể trở thành một người chuyển phát nhanh Aramex với một lịch trình linh hoạt. Aramex cũng cung cấp các cơ hội nhượng quyền thương mại cho các công ty vận chuyển và vận chuyển hiện có ở các thị trường mới nổi.

Tài chính

Theo Aramex, thương mại điện tử qua biên giới chiếm 25 phần trăm doanh thu hàng năm của năm 2016 và đang tăng trưởng ở mức 30 phần trăm. Công ty cam kết phục vụ các nền kinh tế mới nổi ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Vào năm 2016, 64% doanh thu đến từ Trung Đông và Châu Phi, tiếp theo là châu Á 20%, châu Âu 13%, và Bắc Mỹ 3%.

Lợi nhuận ròng quý I năm 2017 của Aramex tăng 13% lên AED (United Arab Emirates Dirham) 81,6 triệu USD, tăng so với 72,2 triệu AED trong quý 3 năm 2016. Tuy nhiên, lợi nhuận tăng thấp hơn dự báo 87,8 triệu AED từ công ty đầu tư EFG-Hermes . Doanh thu trong quý III cũng tăng lên 1,14 tỷ AED, tăng 9% so với 1,05 tỷ AED trong quý 3 năm 2016. Nhưng trong 9 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2017, lợi nhuận ròng giảm 8% so với quý thứ ba năm 2016, AED 294.765 đến 270.378.

Thị trường mới nổi

Chiến lược của Aramex là tập trung vào các thị trường mới nổi chưa được phục vụ - các quốc gia thường bị các công ty vận chuyển và hậu cần lớn bỏ qua. Khu vực địa lý mà mục tiêu của Aramex là: vùng hạ Sahara Châu Phi, các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á, Úc và New Zealand.

Thị trường gia đình của Aramex, Trung Đông, không tạo ra nhiều thương mại điện tử qua biên giới, nhưng các cư dân giàu có ở Trung Đông mua các sản phẩm trực tuyến từ châu Á và châu Âu. Ngoài ra còn có một thị trường nội địa đang phát triển với các đối thủ địa phương như Souq.com (một thị trường gần đây đã mua của Amazon), Wadi.com (một thị trường khác) và Ora La Moda (khởi nghiệp thời trang bán lẻ). Thị trường mới ra mắt Noon.com hiện chỉ hoạt động ở UAE nhưng sẽ sớm mở rộng sang các nước khác.

Đổi mới

Nhiều quốc gia ở Trung Đông không có hệ thống địa chỉ chính thức, làm cho việc phân phát gói hàng có nhiều thách thức. Ở những nước có địa chỉ đường phố, mã bưu chính thường không tồn tại. Các vấn đề tương tự cũng tồn tại ở nhiều nước châu Phi. Để thành công trong những trường hợp này, Aramex cung cấp các giải pháp hậu cần sáng tạo và đổi mới.

Gần đây, nó tiến hành thử nghiệm tại Dubai để đo lường hiệu quả của việc phân phối đến các địa chỉ đường phố thường xuyên so với ba địa chỉ từ được cung cấp bởi hệ thống địa chỉ thay thế What3words. Công ty Anh đã phát triển một hệ thống chia thế giới thành một lưới ô vuông dài 3 mét và giao cho mỗi địa chỉ một địa chỉ duy nhất bao gồm chỉ ba từ. Hệ thống này có sẵn thông qua một ứng dụng di động cũng như trực tuyến. Thử nghiệm của Aramex với 100 lần phân phối bằng địa chỉ ba từ đã nhanh hơn 42% và giảm 22% số quãng đường mà các lái xe phân phối.


Aramex sẽ tiếp tục tập trung vào các thị trường mới nổi nơi có sự cạnh tranh hạn chế. Nó có vị trí chính nó như là một hậu cần hiệu quả và nhà cung cấp vận chuyển trong môi trường đầy thách thức. Mặc dù có khả năng sẽ không bao giờ có nhiều thị phần Châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nhưng nó sẽ tiếp tục chiếm ưu thế ở Trung Đông và Châu Phi.